Chữa bệnh tim mạch, hở van tim, suy tim, tim bẩm sinh

Bệnh nhân khỏi bệnh tim bẩm sinh

(BN khỏi bệnh tim bẩm sinh thông liên thất) Cháu Mai Thị Hằng – SN: 1996. Là con của em gái tôi bị bệnh tim bẩm sinh.Cháu sinh ra rất yếu, nuôi cháu rất vất vả, ốm đau liên miên. Khi đi khám thì biết bị tim bẩm sinh, thông liên thất.

Bệnh nhân khỏi bệnh hở van tim 2 lá, 3 lá nặng, suy tim

Hở van tim 2 lá, 3 lá - Bệnh nhân khỏi bệnh hở van tim, suy tim - Nhà thuốc bắc gia truyền Kim Tuấn Bùi Văn Đinh, 67 tuổi.

Chữa bệnh tim không cần phẫu thuật thay van tim

(Bệnh nhân khỏi bệnh phẫu thuật thay van tim) Ông: Nguyễn Văn Thảo – SN: 1946. Đ/c: Bình Minh – Vĩnh Long – Đồng Tháp. Bị bệnh tim đã lâu...

23/6/13

Những điều cần biết về bệnh tim bẩm sinh ở trẻ

Những điều cần biết về bệnh tim bẩm sinh ở trẻ - Theo PGS.TS.BS Vũ Minh Phúc, Trưởng khoa Tim mạch BV Nhi đồng 1 cho biết, tim bẩm sinh là những tật tim từ trong bào thai, do bất thường trong quá trình hình thành và phát triển của phôi thai. Vì vậy, người mẹ mang thai bị nhiễm siêu vi (sởi, quai bị, rubella…), nhiễm độc chất, mắc bệnh tiểu đường… thì con rất dễ mắc bệnh tim bẩm sinh.

Theo các chuyên gia nghiên cứu về bệnh tim bẩm sinh ở nhiều nước trên thế giới thì tần suất bệnh khoảng 0,7-0,8%, tức cứ 1.000 trẻ ra đời thì có 8 bé bệnh tim bẩm sinh các loại. Khoảng 20-30% trường hợp cần thiết phải can thiệp (phẫu thuật) sớm.

Hiện nay với sự tiến bộ của y học, hầu hết các bệnh tim bẩm sinh đều có thể điều trị được bằng phẫu thuật hoặc thông tim can thiệp, thậm chí có thể can thiệp ngay sau khi sinh.

Một số điều cần biết về tim bẩm sinh ở trẻ em - Chăm sóc bé - Bệnh tim bẩm sinh ở trẻ em
Tim bẩm sinh là những tật tim từ trong bào thai.
Trò chuyện về “Các bệnh tim thường gặp ở trẻ em” tại Trung tâm Truyền thông – Gíáo dục sức khỏe TP HCM cuối tuần qua, PGS.TS.BS Vũ Minh Phúc, Trưởng khoa Tim mạch BV Nhi đồng 1 cho biết, hiện nay Việt Nam là nước thông tim can thiệp hàng đầu Đông Nam Á. Nhiều ca phức tạp đã được phẫu thuật thành công.
Theo bác sĩ Phúc, tim bẩm sinh là những tật tim từ trong bào thai, do bất thường trong quá trình hình thành và phát triển của phôi thai.

Những nguyên nhân có thể gây nên bệnh tim bẩm sinh:

  • Do bất thường cấu trúc gene (di truyền hoặc không di truyền).
  • Người mẹ trong quá trình mang thai, nhất là 3 tháng đầu của thai kỳ bị nhiễm siêu vi (rubella, sởi, quai bị, cúm…), nhiễm độc chất (rượu, thuốc lá, thuốc an thần, hóa chất, tia xạ…), mắc các bệnh mạn tính (tiểu đường, lupus ban đỏ…).

Có 3 loại tật bẩm sinh chính:

  • Hẹp các thành phần trong tim như van hoặc các mạch máu ngoài tim.
  • Có lỗ thủng ở vách ngăn giữa các buồng tim.
  • Các mạch máu chính xuất phát từ tim ở những vị trí bất thường như dị tật “hoán vị đại động mạch”.
Trong một vài trường hợp các tật trên có thể phối hợp với nhau.

Để phát hiện sớm các trường hợp tim bẩm sinh:

Các trường hợp tim bẩm sinh có thể phát hiện sớm qua siêu âm tim bào thai lúc thai 16 tuần. Thai phụ nên đi khám định kỳ, nếu bác sĩ nghi ngờ sẽ kiểm tra siêu âm tim bào thai.
Trẻ em nên đi khám sức khỏe định kỳ để được phát hiện sớm. Không nên đợi khi có triệu chứng rồi mới đi khám, đôi khi sẽ muộn và không điều trị được.

Các nguy cơ nếu không điều trị kịp thời:

  • Với các tật tim bẩm sinh nhẹ, trẻ có thể tự khỏi hoặc sống bình thường.
  • Đối với các tật tim bẩm sinh nặng, nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến suy tim, tăng áp động mạch phổi, tím tái nặng do thiếu oxy, chậm tăng trưởng, chậm phát triển tâm thần, vận động, nhiễm trùng phổi và nặng nhất có thể gây tử vong.

Phòng ngừa các tật tim bẩm sinh:

  • Phụ nữ nên chủng ngừa cúm, sởi – quai bị – rubella, điều trị ổn định các bệnh mạn tính trước khi mang thai.
  • Khi mang thai, tránh hút thuốc, uống rượu, tiếp xúc các hóa chất độc hại.
  • Cẩn thận khi sử dụng thuốc trong lúc mang thai, phải tham khảo ý kiến bác sĩ sản khoa khi cần dùng thuốc.

Các tật tim bẩm sinh ở trẻ em

Trẻ có tật tim bẩm sinh là trẻ khi mới vừa sinh ra đã có những bất thường trong cấu trúc của buồng tim, các vách ngăn trong tim, các van tim, những mạch máu lớn xuất phát từ tim. Theo điều tra của Tổ chức Y tế Thế giới, tim bẩm sinh chiếm khoảng 0,7 – 0,8% tổng số trẻ sơ sinh lúc chào đời. Ở Việt Nam chưa có số liệu chính xác về tần suất tim bẩm sinh trong cộng đồng. Nhưng theo số liệu trong 10 năm (1984-1994) ở Bệnh viện Nhi đồng I và II TPHCM, có khoảng 10.000 trẻ bị bệnh tim nằm điều trị, trong đó có 5.442 trẻ bị bệnh tim bẩm sinh, chiếm 54% tổng số bệnh tim ở trẻ em.

Các tật tim bẩm sinh ở trẻ em

Tại sao trẻ sinh ra lại có tim bẩm sinh?

Với những tiến bộ của y học hiện nay, một số nguyên nhân của tim bẩm sinh đã được tìm thấy, đó là:
- Do bất thường của các nhiễm sắc thể số 13, 18, 21 (hội chứng Down), 22 hoặc của các nhiễm sắc thể giới tính như XO (hội chứng Turner), XXY (hội chứng Klinefelter); Những bất thường này không di truyền vì sự sai lệch của các nhiễm sắc thể chỉ là tai nạn đột xuất, xảy ra ở một thế hệ nào thôi chứ không truyền từ đời này sang đời khác.
- Do di truyền trong gia đình khiến tim bẩm sinh xảy ra trong nhiều thế hệ của gia tộc. Nguyên nhân này chiếm khoảng 3% các trường hợp tim bẩm sinh.
- Do các yếu tố từ môi trường sống tác động lên cơ thể bà mẹ lúc mang thai như tia phóng xạ, tia quang tuyến X, hóa chất, rượu, thuốc (đặc biệt là các thuốc an thần, thuốc nội tiết tố); hoặc mẹ mắc một số bệnh do siêu vi trùng trong 3 tháng đầu của thai kỳ như quai bị, rubéole, herpès…
- Do mẹ mắc một số bệnh như tiểu đường, lupus đỏ…

Làm thế nào nhận diện trẻ có tim bẩm sinh?

Ðây là điều rất quan trọng, giúp cha mẹ đưa con đến bệnh viện để được theo dõi và điều trị kịp thời. Trẻ có tật tim bẩm sinh thường hay bị ho, khò khè tái đi, tái lại nhiều lần, thở khác thường (thở nhanh, lồng ngực bị rút lõm khi hít vào), trẻ rất hay bị sưng phổi. Da xanh xao, lạnh, vã mồ hôi, thường rất dễ mệt. Một số trẻ tím môi và đầu ngón tay, ngón chân khi khóc, khi rặn đi cầu hoặc tím ngay từ khi mới sinh, điều này khó nhận ra ở trẻ có nước da ngăm đen. Các trẻ có tật tim bẩm sinh thường bú hoặc ăn kém, khi bú trẻ có vẻ rất mệt, đang bú phải ngưng lại, nghỉ một lúc để thở rồi mới bú tiếp; Một bữa bú kéo dài trên 30 phút, do đó trẻ chậm lên cân, thậm chí không tăng cân, sụt cân, chậm mọc răng, chậm biết lật, biết bò, biết đi và đứng hơn so với trẻ bình thường. Trong một số trường hợp, trẻ có tật tim bẩm sinh nhưng không có biểu hiện gì do tật không nặng, chỉ tình cờ được phát hiện khi khám sức khỏe định kỳ hoặc khi đi khám vì một lý do khác. Có một số tật khác cũng hay đi kèm với tật tim bẩm sinh như hội chứng Down, sứt môi – chẻ vòm, thiếu hoặc thừa ngón tay – ngón chân, tật đầu to, đầu nhỏ…

Chẩn đoán và điều trị

Khi phát hiện trẻ có những triệu chứng trên, gia đình nên đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế có chuyên khoa tim mạch nhi để được chẩn đoán chính xác. Một số trẻ mắc những bệnh lý khác cũng có thể có các triệu chứng tương tự, do đó gia đình không nên quá lo lắng mà cần tham khảo ý kiến của các thầy thuốc chuyên khoa. Hiện nay trên thế giới, phần lớn các trường hợp tim bẩm sinh đã được điều trị khỏi bằng phẫu thuật sửa chữa những khuyết tật trong tim, hoặc có những biện pháp điều trị can thiệp khác không cần phải phẫu thuật. Ở TPHCM, Viện tim đã tiến hành phẫu thuật được một số tật tim bẩm sinh như thông liên thất, thông liên nhĩ, còn ống động mạch, tứ chứng Fallot, hẹp động mạch phổi, hẹp eo động mạch chủ… Những trẻ có tật tim bẩm sinh không thể phẫu thuật được hoặc trong thời gian chờ đợi phẫu thuật cần phải được điều trị và theo dõi định kỳ tại các cơ sở y tế có chuyên khoa tim mạch nhi để ngăn ngừa các biến chứng của bệnh như suy tim, cơn khó thở tím hoặc nhiễm trùng nặng. Những trẻ bị tim bẩm sinh vẫn phải được chủng ngừa các bệnh theo chương trình quốc gia như trẻ bình thường. Ðặc biệt các bậc cha mẹ phải lưu ý đến vấn đề chăm sóc vệ sinh răng miệng cho các trẻ có tim bẩm sinh, chải răng cho trẻ sau mỗi bữa ăn, đưa trẻ đi khám răng định kỳ. Nếu cần nhổ răng, cha mẹ phải thông báo cho các nha sĩ biết trẻ có tật tim bẩm sinh để trẻ được uống kháng sinh dự phòng nhiễm trùng trước và sau nhổ.

Làm thế nào để tránh cho con khỏi bị tim bẩm sinh?

Tốt nhất là trước khi dự định mang thai mẹ nên khám sức khỏe định kỳ, chủng ngừa một số bệnh như sởi – quai bị – rubella, viêm gan siêu vi B và điều trị cho ổn định các bệnh tiểu đường, lupus đỏ… (nếu có). Khi mang thai bà mẹ phải thường xuyên theo dõi thai kỳ tại cơ sở y tế. Tránh uống rượu, tránh tiếp xúc với các hóa chất, độc chất, không được chụp hình bằng tia X. Khi dùng bất cứ thuốc gì đều phải tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Theo mavabe.org

18/6/13

Mắc bệnh tim mạch do rối loạn cương dương

Mắc bệnh tim mạch do rối loạn cương dương, theo một báo cáo mới đây thì nên đánh giá và tính đến chức năng tình dục của nam giới khi họ được kiểm tra các yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch.



Tác giả đứng đầu nghiên cứu, giáo sư, tiến sĩ Ajay Nehra, giám đốc Đơn vị Sức khỏe nam giới, Khoa Niệu học thuộc Trung tâm y tế Đại học Rush ở Chicago, đã làm việc với hơn 20 chuyên gia khác để xác nhận kết quả của họ. Nghiên cứu giải thích rằng rối loạn chức năng cương dương là một yếu tố nguy cơ ở nam giới dưới 55 tuổi đối với bệnh tim mạch. Ở một số nam giới được chẩn đoán ED, tai biến tim mạch có thể xảy ra trong vòng 2-5 năm.

Nehra cho biết “Bất kỳ người nào bị ED đều nên cân nhắc nguy cơ tim mạch tăng cao hơn cho tới khi làm thêm các xét nghiệm. ED thường xảy ra cùng với sự tồn tại bệnh tim mạch ‘câm’, có triệu chứng; và do đó đây là một cơ hội để giảm nguy cơ tim mạch”.

Các tác giả khuyến nghị rằng nam giới trên 30 tuổi bị ED nên được đánh giá cẩn thận về bệnh tim mạch, vì họ cho rằng những người này có nguy cơ cao bị bệnh tim mạch.

Nam giới bị ED có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao gấp đôi so với nam giới không bị ED. Bị ED khi tuổi càng trẻ thì nguy cơ mắc bệnh tim mạch càng cao.

Các thử nghiệm gần đây cho biết nồng độ testosteron thấp có liên quan với ED, bệnh tim mạch và tử vong do bệnh tim mạch. Do đó, nam giới cũng nên được xét nghiệm để đánh giá nồng độ testosteron. Các thử nghiệm ở hơn 500 bệnh nhân cho thấy nồng độ testosteron thấp dẫn tới nguy cơ tử vong cao hơn.




Nehra nói “Nồng độ testosteron nên được đánh giá thường quy. Nam giới có nồng độ testosteron dưới 230 có nguy cơ tử vong do tất cả các nguyên nhân và tử vong do bệnh tim mạch cao hơn”.

Bằng chứng về ED liên quan với bệnh tim mạch ở nam giới dưới 40 đang tăng nhanh. Một thử nghiệm giải thích rằng nam giới 40-49 tuổi bị ED có nguy cơ mắc bệnh mạch vành cao hơn 50% so với nam giới không bị ED.

Nam giới có thể được lợi với những đánh giá về tim mạch bao gồm xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu và hành vi lối sống, cũng như tiền sử sức khỏe gia đình để xác định liệu bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ hay không. Điều này sẽ trợ giúp cho việc quyết định điều trị thích hợp.

Theo Nehra “Điều đó có nghĩa là các bác sĩ điều trị cho nam giới bị ED giữ vai trò quan trọng trong việc giúp kiểm soát và bắt đầu giảm nguy cơ tim mạch của bệnh nhân, ngay cả khi bệnh nhân không có triệu chứng”.
Kết quả này, cùng với lời khuyên cho các bệnh nhân bị ED được đăng trên Mayo Clinic Proceedings trong số ra tháng 8 năm 2012.

TP

Những thực phẩm tốt cho bệnh tim mạch

Những thực phẩm tốt cho bệnh tim mạch. Sau đây là 20 loại thực phẩm có thể loại bỏ tắc nghẽn trong động mạch và duy trì một trái tim khỏe mạnh.

Nghệ

Xơ vữa động mạch là khi các động mạch cứng lại do bị viêm. Nghệ có đặc tính kháng viêm. Gia vị có lợi ích trong việc giảm bệnh tim mạch. Chất curcumin được tìm thấy trong củ nghệ làm giảm viêm trong các động mạch ngoại biên.

20 thực phẩm cực tốt cho tim mạch, Sức khỏe đời sống, Benh tim mach, thuc pham tot cho nguoi benh tim mach, thuc pham tot cho nguoi bi tim mach, suc khoe, bao
Nghệ có đặc tính kháng viêm

Cam

Cam rất giàu vitamin C có thể chống lại cảm lạnh thông thường. Nhưng loại quả này cũng có thể chống lại các bệnh tim. Cam chứa chất xơ pectin làm giảm cholesterol, vitamin C tăng cường các bức tường của động mạch giảm tắc nghẽn trong động mạch. Nước cam có thể cải thiện chức năng của các mạch máu.

20 thực phẩm cực tốt cho tim mạch, Sức khỏe đời sống, Benh tim mach, thuc pham tot cho nguoi benh tim mach, thuc pham tot cho nguoi bi tim mach, suc khoe, bao
Cam rất giàu vitamin C có thể chống lại cảm lạnh thông thường.

Lựu

Đây là loại trái cây giàu chất chống oxy hóa cải thiện các bức tường của động mạch. Lựu đặc biệt tốt cho tim nhờ sự hiện hữu của chất chống oxy hóa. Lựu đốt cháy và sản xuất nitric oxide để cải thiện mức độ máu chảy vào động mạch.

Ngũ cốc nguyên hạt

Kết hợp ngũ cốc nguyên hạt trong của chế độ ăn uống để giảm cholesterol. Ngũ cốc nguyên hạt chứa các sợi chất xơ giúp động mạch không bị tắc nghẽn.

20 thực phẩm cực tốt cho tim mạch, Sức khỏe đời sống, Benh tim mach, thuc pham tot cho nguoi benh tim mach, thuc pham tot cho nguoi bi tim mach, suc khoe, bao
Ngũ cốc nguyên hạt chứa các sợi chất xơ giúp động mạch không bị tắc nghẽn.



Hải sản có lợi cho con người với nhiều mức độ khác nhau như: sức khỏe tâm thần, não, thị lực, xây dựng cơ bắp và phụ nữ khi mang thai. Omega-3 bảo vệ trái tim của bạn và làm giảm nồng độ triglyceride máu. Để làm sạch động mạch bạn hãy chọn cho mình các loại cá giàu Omega 3.

Bông cải xanh

Bông cải xanh có nhiều protein tốt cho người ăn chay. Bông cải xanh có chứa vitamin K có lợi cho sự hình thành xương. Vitamin K cũng bảo vệ các động mạch khỏi bị hư hại. Ngoài ra vitamin K, bông cải xanh rất giàu chất xơ có thể làm giảm cholesterol và cao huyết áp.

Các loại hạt

Hạnh nhân, đậu phộng, quả óc chó, hạt dẻ là loại hạt thân thiện với trái tim. Các loại hạt chứa vitamin E là bức tường bảo vệ động mạch. Các loại hạt cũng chứa các sợi giúp làm giảm cholesterol trong máu.

Dầu ô liu

Dầu ô liu được biết có lợi ích sức khỏe, nó là loại dầu tốt nhất để ngăn chặn một gia tăng của cholesterol trong máu. Bên cạnh cholesterol, dầu ô liu cũng có thể làm giảm nguy cơ huyết áp cao.

Quế

Gia vị này mang lại cho con người rất nhiều lợi ích sức khỏe. Quế được sử dụng như một loại gia vị cũng như cho các món tráng miệng. Gia vị đa năng này làm giảm chất béo trong máu ngăn chặn tắc nghẽn trong các mạch máu.

Cà phê

Mặc dù uống cà phê có thể có ảnh hưởng tới sức khỏe nhưng nó cũng có thể cải thiện sức khỏe của bạn nếu bạn uống cà phê điều độ. Nếu bạn uống 4 tách cà phê mỗi ngày có thể cải thiện sức khỏe tim mạch của bạn.

Pho mát


Điều quan trọng của pho mát là làm giảm cao huyết áp để tránh các bệnh đột quỵ liên quan đến tim. Pho mát giàu canxi để làm giảm huyết áp.

Trà

Trà có thể làm tăng sự trao đổi chất, nó cũng có thể cải thiện sức khỏe tim mạch. Trà có chứa một chất chống oxy hóa gọi là catechin, nó giống như một lá chắn cho thành động mạch. Chất chống oxy hóa này cũng ngăn ngừa cục máu đông có thể gây tử vong.

Dưa hấu

Dưa hấu tuyệt vời cho chăm sóc da và trong việc giảm cân. Acid amin được tìm thấy trong dưa hấu giúp giảm cao huyết áp . Nhưng dưa hấu cũng có chứa oxit nitric có thể mở ra các mạch máu cải thiện dòng chảy của máu.

Rau bina

Đây là một thực phẩm giúp bạn chống lại bệnh tim. Rau bina chứa carotene có thể ngăn chặn cholesterol khỏi bị vón cục trong các động mạch. Rau bina có thể làm giảm cao huyết áp.

Cà chua

Cũng như trái lựu, chè, cà chua cũng chứa chất chống oxy hóa bảo vệ các thành động mạch. Trong cà chua, lycopene giữ cholesterol ở mức độ thấp.

Đậu

Đậu có chứa axit folic và chất xơ có thể ngăn chặn các động mạch khỏi bị bít. Đậu cũng là một nguồn tốt của carbohydrate.

Táo

Như cam, táo quá chứa chất xơ có tên pectin hấp thụ cholesterol trong máu. Ăn táo là một cách tuyệt vời để giảm cholesterol trong máu.

Bưởi

Các bưởi lòng đỏ rất giàu chất chống oxy hóa, chất lycopene trong đó cũng có trong cà chua. Bưởi đỏ giúp ngăn ngừa tác hại cho động mạch của bạn. Bưởi cũng là loại trái cây rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường.

Ngô

Bảo vệ động mạch của bạn bằng cách tiêu thụ ngô. Ngô có chứa chất xơ giúp bảo vệ động mạch của bạn bằng cách đưa cholesterol ra ngoài.

Tỏi

Tỏi giúp ngăn ngừa tích tụ của cholesterol quá nhiều trong máu. Các thioallyls hợp chất có trong tỏi chiến đấu chống lại các cục máu đông.
Theo Dân Việt

17/6/13

Nước uống tốt cho tim

Bệnh tim là một trong những căn bệnh có tốc độ gia tăng rất nhanh ở các nước đang phát triển và là nguyên nhân gây ra các ca tử vong do bệnh nhiều nhất trên toàn thế giới. Tập trung vào những loại đồ uống có lợi cho tim được liệt kê dưới đây cũng là cách giúp bạn bảo vệ sức khỏe cho cơ quan quan trọng này.
Nước uống trợ timSo với ca cao hay trà, cà phê là thức uống có khả năng chống ô-xy hóa cao hơn. Ảnh: internet
1. Cà phê
So với ca cao hay trà, cà phê là thức uống có khả năng chống ô-xy hóa cao hơn. Chỉ cần sử dụng đúng liều lượng, cà phê sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm và làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Một kết quả nghiên cứu được thực hiện với quy mô rộng lớn và kéo dài có sự tham gia của 83.000 phụ nữ ở Hoa Kỳ cho thấy những người uống hai ly cà phê mỗi ngày có thể làm giảm nguy cơ bị đột quỵ xuống 20% so với những người uống ít hoặc không uống cà phê.
Lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng là chỉ nên uống từ hai đến bốn ly cà phê mỗi ngày. Tuy nhiên, nếu bạn đang bị bệnh thiếu máu, mệt mỏi và lo lắng thì chỉ nên uống một ly.
2. Nước ép lựu
Trong những năm gần đây, nhiều kết quả nghiên cứu đã chứng minh lợi ích mà nước ép lựu mang lại cho sức khỏe. Các chuyên gia của trường ĐH California, Hoa Kỳ đã khẳng định khả năng chống ô-xy hóa của loại nước ép này cao gấp ba so với rượu vang đỏ và trà xanh. Uống nước ép lựu thường xuyên có thể làm hạ thấp mức cholesterol, hạn chế sự hình thành các mảng bám trong động mạch (một nhân tố nguy hiểm gây ra bệnh tim) và thúc đẩy tỷ lệ máu lưu thông về tim. Khi sử dụng nước ép lựu, bạn nên lựa chọn loại không chứa đường.
3. Rượu vang đỏ
Trong rượu vang đỏ có chứa nhiều hợp chất giúp bảo vệ sự khỏe mạnh của tim, trong đó có chất resveratrol. Đây là một chất có khả năng chống ô-xy hóa, giúp bảo vệ các mạch máu trong tim và ngăn ngừa sự hình thành các cục máu đông. Một vài bằng chứng nghiên cứu còn cho thấy việc sử dụng rượu vang đỏ điều độ sẽ làm tăng mức HDl cholesterol (loại cholesterol có ích cho cơ thể). Đối với phụ nữ, không nên uống quá 1,5 ly vang đỏ mỗi ngày. Đối với nam giới, không được dùng quá 2 ly.
Nước uống tốt cho tim
Thêm chú thích
Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh tim, nên uống khoảng bảy ly trà đen mỗi ngày. Ảnh: internet
4. Trà đen
Trà đen được sản xuất thông qua quá trình lên men các lá trà đã được thu hoạch và sấy khô. Quá trình chế biến này làm thay đổi thành phần hóa học trong lá trà. Nhờ đó, trong trà đen xuất hiện một số chất chống ô-xy hóa mạnh mẽ, có khả năng bảo vệ sức khỏe cho tim. Đã có rất nhiều kết quả nghiên cứu chứng minh trà đen có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ, hạ thấp mức cholesterol LDL (loại cholesterol xấu, gây hại cho sức khỏe), cải thiện chức năng của các mạch máu và làm tăng sự lưu thông của máu ở các động mạch vành. Thời gian hãm trà càng lâu, lợi ích từ cá chất hóa học có nguồn gốc từ thực vật sẽ càng được phát huy. Chính vì vậy, uống trà nóng sẽ tốt hơn vì chúng giữ được hàm lượng các chất chống ô-xy có trong trà. Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh tim, nên uống khoảng bảy ly trà đen mỗi ngày.
5. Trà xanh
Giống như trà đen, trà xanh cũng chứa rất nhiều chất chống ô-xy hóa có ích cho tim. Điểm khác biệt lớn nhất giữa hai loại trài này đó là trà xanh không trải qua quá trình lên men. Một kết quả nghiên cứu được thực hiện trong năm 2004 cho thấy việc uống nhiều trà xanh sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh động mạch vành. Ngoài ra, có rất nhiều bằng chứng khoa học khẳng định việc tiêu thụ trà xanh sẽ làm giảm cholesterol, ngăn ngừa các cục máu đông và tình trạng đột quỵ. Lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng là nên uống từ 1 đến 3 ly trà xanh mỗi ngày.
6.Nước
Mất nước là một trong những nhân tố nguy hiểm đối với căn bệnh động mạch vành, bao gồm cả tình trạng máu đông. Khi cơ thể mất nước, máu sẽ trở nên đặc hơn. Tình trạng này khiến tim phải tốn nhiều năng lượng hơn để bơm máu đi khắp cơ thể. Trên thực tế, thiếu nước mãn tính có thể gây ra chứng huyết áp cao. Nhiều chuyên gia khuyến cáo, người trưởng thành cần uống 8-10 ly nước mỗi ngày…
Theo TTLĐ

Phòng ngừa bệnh tim mạch

Bệnh tim mạch tuy nguy hiểm nhưng lại hoàn toàn có thể phòng ngừa được nếu biết kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ, thay đổi thói quen xấu, chú trọng tới chế độ dinh dưỡng, lối sống lành mạnh và tập thể dục mỗi ngày…
khỏe đẹp
Kiểm soát các yếu tố nguy cơ để có được một trái tim khỏe mạnh. Ảnh: internet
Kiểm soát các yếu tố nguy cơ
Các yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch là tập hợp những điều kiện về di truyền, giới, thói quen sinh hoạt, ăn uống… ảnh hưởng đến khả năng mắc bệnh tim mạch của mỗi người. Chẳng hạn như nam giới có nguy cơ bị lên cơn đau tim cao hơn phụ nữ khi ở độ tuổi còn trẻ. Tuy nhiên, nữ giới sau tuổi mãn kinh thì nguy cơ mắc bệnh tim mạch lại tăng lên đáng kể. Những người có tiền sử gia đình bị bệnh tim mạch thì sẽ có nguy cơ bệnh tim mạch cao hơn những người không có tiền sử gia đình bị bệnh tim mạch...
Lối sống và thói quen trong sinh hoạt có thể dẫn tới tình trạng chỉ số cholesterol và huyết áp cao, thừa cân, béo phì, bệnh tiểu đường… vốn là những yếu tố nguy hiểm và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Hút thuốc lá sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao gấp 2-4 lần so với không hút thuốc, đồng thời cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch cho những người xung quanh khi họ hít phải khói thuốc. Tuy nhiên sẽ không bao giờ là quá muộn để bỏ thuốc lá vì 24h sau khi bỏ thuốc lá, nguy cơ đau tim của bạn sẽ bắt đầu giảm.
thuốc lá
Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch lên 2-4 lần. Ảnh: internet
Điều chỉnh thói quen sinh hoạt và lối sống sẽ giúp phòng ngừa và làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch. Những người có yếu tố nguy cơ cao nếu biết phòng ngừa, có thể sẽ không mắc bệnh tim mạch; ngược lại, những người không có yếu tố nguy cơ cao về di truyền và giới nhưng có lối sống tĩnh tại, lười vận động, ăn uống không khoa học thì vẫn có thể mắc bệnh tim mạch.
Bảo vệ trái tim ngay từ bây giờ
Nếu bạn có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch, hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được khám và tư vấn một chiến lược cụ thể để kiểm soát các nguy cơ. Tuy nhiên, chìa khóa cho việc phòng ngừa bệnh tim mạch nói chung là có một lối sống lành mạnh, bao gồm một chế độ dinh dưỡng hợp lý, không thuốc lá, hạn chế rượu bia và tập thể dục đều đặn mỗi ngày.
cá
Cá là nguồn đạm tốt cho tim. Ảnh: internet
Chỉ cần một thay đổi nhỏ trong thói quen dinh dưỡng, sẽ tạo nên những cải thiện đáng kể cho sức khỏe tim mạch. Vì vậy, bạn hãy bắt đầu bằng việc ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt, rau củ, đậu và trái cây và sử dụng dầu thực vật thay cho mỡ động vật để trái tim khỏe mạnh. Dầu thực vật chiết xuất từ đậu nành, ôliu, hạt cải, hướng dương…rất giàu các loại axit béo tốt như omega 3 - 6 - 9, giúp cải thiện chỉ số cholesterol. Bạn cũng đừng quên ăn cá ít nhất vài lần mỗi tuần bởi đây là nguồn đạm rất tốt cho tim.
Ngoài ra, không hút thuốc, kiểm soát huyết áp cao, lượng cholesterol, cân nặng và bệnh tiểu đường. Nếu bạn muốn uống rượu, hãy uống rượu vang đỏ nhưng ở mức độ vừa phải, không nhiều hơn một ly mỗi ngày cho nữ giới và 2 ly một ngày cho nam giới. Bên cạnh đó, hãy thay đổi lối sống tĩnh tại, lười vận động và dành ra ít nhất 30 phút/ ngày để tập thể dục. Để thực hiện được những thay đổi này không khó, chỉ cần bạn kiên trì và biết tìm kiếm sự giúp đỡ từ bạn bè và gia đình - những người luôn mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho bạn.
tập thể dục
Dành ra ít nhất 30 phút/ ngày để tập thể dục. Ảnh: internet
Nếu bạn đã trải qua cơn đau tim, những lời khuyên trên vẫn hữu ích cho bạn. Hãy tránh thuốc lá, hoạt động nhiều hơn, cẩn trọng với những đồ ăn thức uống hàng ngày, bạn có thể tạo ra một sự thay đổi lớn đối với sức khỏe tim mạch và cơ thể. Và quan trọng là phải hỏi ý kiến bác sĩ để có những lời khuyên thiết thực cho chế độ ăn uống và luyện tập phù hợp với thể trạng của bạn lúc này.
Theo Web MD

10/6/13

Bệnh hở van động mạch chủ


Nguyên nhân:

Bệnh lý van

- Bệnh van tim hậu thấp: (thường phối hợp hẹp van động mạch chủ / hở van động mạch chủ và thường có bệnh van hai lá đi kèm).

- Van động mạch chủ hai mảnh: bệnh sử tự nhiên: 1/3 à bình thường, 1/3 à hẹp van động mạch chủ, 1/6 à hở van động mạch chủ, 1/6 à viêm nội tâm mạc à hở van động mạch chủ.

Bệnh lý gốc động mạch chủ: viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ hệ thống, hội chứng Marfan, giang mai, tăng huyết áp, block tách động mạch chủ.

Biểu hiện lâm sàng
Cấp tính: phù phổi ± hạ huyết áp.

Mãn tính: lâm sàng im lặng trong khi thất T dãn à thất T mất bù àsuy tim.
Khám thực thể

Tiếng thổi tâm trương dạng nhỏ dần ở phần trên bờ T xương ức (nếu do bệnh lý gốc động mạch chủ sẽ nghe tốt nhất phần trên bờ P xương ức).

Khi ngồi cúi người ra phía trước, thở ra, khi làm liệu pháp nắm chặt bàn tay. Độ hở của van động mạch chủ tỷ lệ với độ dài của tiếng thổi ( ngoại trừ trong hở cấp và trong hở nặng giai đoạn trễ).

Austin – Flint: rù tâm trương ở mõm (dòng trào ngược của hở chủ cản trở dòng van hai lá)

Biểu hiện khác của khám tim: hiệu áp rộng (hẹp trong hở chủ lâu ngày có â chức năng thất T) với dãn thất T và mất bù thất T à mõm đập rộng và lệch ngoài, T3 (+)

Dấu hiệu ngoại biên kinh điển trong hở van động mạch chủ
Dấu hiệu
Mô tả
Mạch Corrigan
Mạch nảy mạch chìm nhanh
Dấu Hill
(HA tâm thu ở khoeo – HA tâm thu ở cánh tay) > 60.
Dấu Duroriez
Ép dẫn trên động mạch đùi tiếng thổi thu và tâm trương.
Tiếng Traube
Tiếng đôi nghe được ở động mạch đùi khi ép phần xa.
Dấu Muset
Đầu gật gù theo nhịp tim( độ nhạy cảm thấp)
Dấu Miiller
Dấu nhấp nháy ở lưỡi gà.
Mạch Quincke
Dấu nhấp nháy ở đầu ngón
(Southern Medical journal 74:459, 1981)

Xét nghiệm chẩn đoán

ECG: phì đại thất T, trục lệch.

XQ ngực: bóng tim to, có thể có dãn gốc động mạch chủ.

Siêu âm tim: mức độ nặng của hở van động mạch chủ ( dựa trên kích thước của dòng trào ngược và sự hiện diện của dòng trào ngược ở động mạch chủ xuống) và đánh giá kích thước và chức năng của thất T.
Điều trị

Điều trị nội khoa: ¯ hậu tải (nifedipine, ƯCMC angiotensin, hydralazine). Có thể kết hợp lợi tiểu và digoxin nếu suy tim.

Tình trạng mất bù cấp (thiếu máu cơ tim và viêm nội tâm mạc có thể là yếu tố thúc đẩy). Giảm hậu tải bằng đường tỉnh mạch (dobutamine), có thể làm tăng tần số tim (­ tần số tim ¯® thời gian tâm trương ¯®thời gian trào ngược).

Thuốc co mạch và đặt bóng trong động mạch chủ bị chống chỉ định.

Phẫu thuật (thay van động mạch chủ).
- Hở van động mạch chủ cấp hoặc có triệu chứng.

- Hở van động mạch chủ không có triệu chứng với thất T mất bù, EF < 55% hoặc đường kính buồng thất T trong tâm trương > 55mm.(Circulation 61:471, 1980).

Dự phòng viêm nội tâm mạc.

Diễn biến tự nhiên

Tiến triển thay đổi, (có thể nhanh hoặc chậm, không giống như hẹp van động mạch chủ).

Suy tim ® sống còn trung bình 2 năm.

Theo Ykhoa.net

Bệnh hở van tim 2 lá



Tin liên quan:

Nguyên nhân

- Thoái hoá dạng nhầy
- Bất thường lá van: viêm nội tâm mạc, hậu thấp, viêm gan, viêm van (bệnh collagen), bẩm sinh.
- Dãn vòng van: mọi nguyên nhân làm dãn thất T.
- Đứt dâu chằng trụ cơ: tự nhiên, viêm nội tâm mạc, bệnh collagen.
- Rối loạn chức năng cơ nhú: thiếu máu cơ tim / nhồi máu cơ tim (thường bị cơ nhú sau vì nó chỉ được cung cấp một mình nhánh xuống sau của động mạch vành P trong khi cơ nhú trước bên được cung cấp bởi nhánh chéo và nhánh bờ), bệnh cơ tim, thâm nhiễm.

Biểu hiện lâm sàng

- Cấp tính: phù phổi, tụt huyết áp.
- Mãn tính: khó thở nặng dần lên khi gắng sức, mệt, rung nhĩ, tăng áp phổi.

Khám thực thể

- Âm thồi toàn tâm thu, âm sắc cao ở mõm lan đến nách, ­ khi làm nghiệm pháp nắm chặt bàn tay ( nhạy cảm 68%, chuyên biệt 92%), ¯với Valsalva ( nhạy cảm 93%).

- Mỏm tim ­ động và lệch ngoài, T1 mờ, có thể có rung miêu, có thể có T3.
Xét nghiệm chẩn đoán

- ECG: Lớn nhĩ, phì đại thất T, có thể rung nhĩ.

- XQ ngực: dân nhĩ, dãn thất T, có thể có u huyết phổi.

- Siêu âm tim: mức độ hở van hai lá (dựa trên kích thước dòng phụ ngược) và chức năng thất T (EF vượt quá mức bình thường khi còn bù, EF <60% khi hở van hai lá nặng ® suy thất T).

- Thông tim: sóng v của đường biểu diễn áp lực mao mạch phổi bít, thất T đồ biết mức độ hở van hai lá và EF của thất T.

Điều trị

- Thuốc:

- ¯ hậu tải: UCMC dạng angiotensin, hydralazine/ nitrat (có lợi chưa được chứng minh).

- ¯ tiền tải: (điều trị ứ huyết phổi và ¯ số lượng hở van hai lá bằng cách ¯ lỗ van hai lá) lợi tiểu, nitrate.

- ­ co sợi cơ: digoxin.

- Dự phòng viêm nội tâm mạc.

- Phẫu thuật (sửa van được ưa thích hay hơn thay van)

- Hở van hai lá cấp tính hoặc có triệu chứng.

- Hở van hai lá không triệu chứng với thất T mất bù (EF < 55-60% hoặc đường kính thất T thì tâm trương > 45mm) (Circulation 81:1173, 1990).

- Đặt bóng dội nghịch trong động mạch chủ, như là cầu nối cho phẫu thuật.

Tiên lượng

- Không triệu chứng: sống còn 5 năm với điều kiện trị bằng thuốc : 80%

- Có triệu chứng: sống còn 5 năm với điều kiện trị bằng thuốc : 45%.

Theo ykhoa.net


Triệu chứng của bệnh tim mạch thường gặp

Các triệu chứng của bệnh tim mạch thường là Khó thở, đau ngực, hồi hộp, choáng và ngất, phù. Các dấu hiệu: Tím, xanh tái, khó thở nhanh, ran hai đáy phổi, mạch đập vùng trước tim.



Triệu chứng khó thở điển hình của bệnh tim mạch
Các triệu chứng thường gặp nhất là:

Khó thở

Khó thở được khởi phát hoặc nặng lên bởi gắng sức và gây ra tăng áp lực nhĩ trái và tĩnh mạch phổi hoặc giảm ôxy máu.

Tăng áp lực nhĩ trái và tĩnh mạch phổi thường gặp nhất là rối loạn chức năng tâm trương thất trái (do phì đại, xơ hóa hoặc bệnh màng ngoài tim) hoặc bít tắc van gây ra. Đợt khởi phát hoặc nặng lên của tăng áp lực nhĩ trái có thể dẫn đến phù phổi. Giảm ooxxy máu có thể do phù phổi hoặc luồng thông trong tim.

Khó thở phải được xác định bằng mức độ hoạt động gây ra nó. Khó thở cũng là một triệu chứng thường gặp trong các bệnh phổi và khó có thể phân biệt được bệnh sinh, khó thở cũng có thể gặp ở người ít đi lại hoặc người béo, người trong tình trạng lo lắng, thiếu máu và nhiều bệnh khác.

Khó thở khi nằm là do sự tăng thể tích máu trung ương. Khó thở khi nằm cũng có thể do các bệnh phổi và béo bệu gây ra.

Khó thở kịch phát ban đêm sẽ giảm nhẹ bằng cách ngồi hoặc đứng lên, triệu chứng này thường đặc hiệu hơn trong các bệnh tim.

Đau ngực

Đau ngực có thể xẩy ra do một bệnh phổi hoặc một bệnh xương, bệnh thực quản hoặc các bệnh đường tiêu hóa, kích thich rễ dây thàn kinh cổ ngực , hoặc do tình trạng lo lắng cũng như nhiều bệnh tim mạch gây nên.

Nguyên nhân thường gặp nhất của đau ngực do tim là thiếu máu cơ tim cục bộ. Đau thường được mô tả là âm ỉ, nhức nhối hoặc như cảm giác ép vào, siết chặt, thắt chặt hoặc ngột ngạt hơn là đau như dao đâm hoặc co thắt lại, và nó thường được nhận thức như một cảm giác bứt rứt hơn là đau. Đau do thiếu máu cục bộ thường giảm đi trong vòng 30 phút, nhưng nó có thể kéo dài hơn.

Những cơn đau kéo dài thường tương ứng với nhồi máu cơ tim, đau thường kèm theo cảm giác bứt rứt hoặc lo lắng. Vị trí đau thường ở sau xương ức hoặc vùng trước tim bên trái. Mặc dù đau có thể lan tới hoặc khu trú ở vùng hầu họng, hàm dưới, bả vai, mặt trong cánh tay, vùng bụng trên hoặc lưng, nhưng nó hầu như cũng bao hàm cả vùng xương ức. Đau do thiếu máu cục bộ thường do gắng sức, nhiệt độ lạnh, sau bữa ăn, stress hoặc kết hợp các yếu tố này thúc đẩy và thường giảm đi khi nghỉ ngơi. Đau không liên quan đến tư thế hoặc hô hấp và thường không xuất hiện khi sờ nắn ngực. Trong nhồi máu cơ tim, một yếu tố thúc đẩy thường không roc rệt.

Phì đại thất trái hoặc bệnh van động mạch chủ cũng có thể phát sinh đau do thiếu máu hoặc đau ít điển hình hơn. Viêm cơ tim, bệnh cơ tim và sa van hai lá thường kết hợp với đau ngực không diển hình. Viêm màng ngoài tim có thể gây ra đau nhưng nó thay đổi theo tư thế và hô hấp. Phình tách động mạch chủ gây đau như xé lồng ngực một cách đột ngột và thường lan ra sau lưng.

Hồi hộp, choáng và ngất

Nhận thấy nhịp đập của tim có thể là hiện tượng bình thường hoặc có thể phản ánh tăng cung lượng tim hoặc tăng cung lượng nhát bóp tim ở những bệnh nhân với nhiều tình trạng bệnh ngoài tim (gắng sức, nhiễm độc giáp, thiếu máu, lo lắng…). Nó cũng có thể do các bệnh tim mạch làm tăng thể tích nhát bóp (hở van tim, nhịp chậm) hoặc có thể là dấu hiệu của rối loạn nhịp tim. Ngoại tâm thu thất có thể được cảm thất như nhát đập ngoại lai hoặc nhát nhảy cóc. Tim nhanh kịch phát trên thất hoặc thất bệnh nhân có thể cảm thấy đập hoặc rung rất nhanh, đều hoặc không đều. Tuy nhiên nhiều bệnh nhân không thấy biểu hiện gì cả.

Nếu như nhịp tim bất thường kết hợp giảm đáng kể huyết áp và cung lượng tim, thì nó có thể, đặc biệt là tư thế đứng thẳng, làm ảnh hưởng tới dòng máu lên não, gây choáng váng, mờ mắt, mất ý thức (ngất) hoặc các triệu chứng khác.

Ngất do tim thường gặp nhất là do ngừng nút xoang hoặc bloc đường ra nút xoang, bloc nhĩ thất, hoặc tim nhanh thất hoặc rung thất. Ngất có thể có một vài dấu hiệu tiền triệu và có thể gây ra chấn thương. Việc không có triệu chứng báo trước giúp phân biệt ngất do tim (Cơn Adams – Stockes) với ngất do mạch thần kinh phế vị, hạ huyết áp tư thế hoặc cơn động kinh. Mặc dù thương hồi phục ngay, một số bệnh nhân có thể có những động tác giống như trong cơn động kinh. Bệnh van động mạch chủ và bệnh tim phì đại tắc nghẽn cũng có thể gây ngất và thường xẩy ra khi gắng sức hoặc sau gắng sức. Một hình thức ngất khác là chủ đề thu hút sự chú ý đáng kể trong những năm gần đây được gọi là ngất do thần kinh tim. Trong hội chứng này có sự tăng không thích hợp hoạt động phế vị ly tâm, thường do tăng kích thích thần kinh giao cảm của tim trước đó. Song nó có thể xẩy ra đột ngột giống hệt như ngất do rối loạn nhịp tim.

Phù

Sự tích lũy dịch dưới da xuất hiện đầu tiên ở chi dưới ở những bệnh nhân đi lại được hoặc ở vùng xương cùng của những người nằm liệt giường. Trong bệnh tim, phù do tăng áp lực nhĩ phải gây ra. Suy tim phải thường nhất là do suy tim trái mặc dù các dấu hiệu của suy tim phải có thẻ rõ rệt hơn. Các nguyên nhân do suy tim khác của phù gồm bệnh màng ngoài tim, bệnh van tim bên phải và chứng tim phổi mạn. Phù cũng có thể do suy tĩnh mạch, hội chứng thận hư, xơ gan hoặc ứ dịch trước kỳ kinh nguyệt hoặc nó có thể tự phát. Suy tim phải nặng có thể gây ra cổ trướng, và hầu như bao giờ cũng đi kèm với phù.